Phí Đường Bộ 2018
Phí, thuế phí luôn là điều trăn trở lớn của người dân Việt Nam chúng ta, mỗi loại phí có phương thức, nội dung và mục đích sử dụng khác nhau. Một trong số đó có phí đường bộ, và là nỗi quan tâm hàng đầu trong ngành vận tải. Nhưng không phải ai ai cũng nắm rõ hết về những quy định của Nhà Nước cũng như những vấn đề xung quanh loại phí đường bộ xe ô tô, phí đường bộ xe tải, phí đường bộ xe bán tải này. Nay công ty ô tô Tiến Phát chúng tôi xin tổng quan về loại phí đường bộ để mọi người hiểu rõ hơn.
Phí đường bộ là gì?
Đường bộ là phần diện tích bao gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ để các phương tiện vận tải và người tham gia giao thông.
Phí đường bộ là loại phí mà bắt buộc chủ phương tiện khi tham gia lưu thông phải đóng để góp phần vào việc bảo trì, sữa chữa hoặc nâng cấp đường bộ vì mỗi tuyến đường đều có chất lượng và tuổi thọ khác nhau nên phí này sẽ đảm bảo cho việc tu bổ đảm bảo an toàn cho phương tiện tham gia lưu thông an toàn.
Đây là loại phí bắt buộc phải nộp theo quy định của nhà nước và được nộp theo năm. Sau khi nộp phí, chủ phương tiện sẽ được dán tem vào kính chắn gió và ghi rõ ngày hết hạn để tiện cho các cơ quan nhà nước kiểm tra và theo dõi. Và thường tem này được cấp khi bạn đi đăng kiểm xe hằng năm.
Những đối tượng phải nộp phí đường bộ theo quy định của nhà nước:
- Tất cả các phương tiện như: ô tô, rơ mooc, máy keo,…
- Xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy,..
- Xe mô tô là xe cơ giới và các loại xe tương tự có dung tích xi lanh 50 cm3 trở lên dùng để vận chuyển hành khách.
- ….
Các đối tượng được miễn phí đường bộ:
- Xe cứu hỏa
- Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ
- Xe cứu thương
- Xe chuyên dùng phục vụ an ninh (xe ô tô) của các lực lượng công an (Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố, Công an quận, huyện,...)
- Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng.
Và mức nộp phí đường bộ theo biểu phí theo quy định của nhà nước. Và công ty ô tô Tiến Phát chúng tôi đã cập nhật biểu phí mới nhất năm 2018, mời quý khách hàng tham khảo bên dưới:
Biểu phí đường bộ 2018
TT |
Loại phương tiện chịu phí đường bộ |
Mức phí thu (nghìn đồng) |
||||||
1 tháng |
6 tháng |
12 tháng |
18 tháng |
24 tháng |
30 tháng |
|||
1 |
Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân |
130 |
780 |
1.560 |
2.280 |
3.000 |
3.660 |
|
2 |
Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ |
180 |
1.080 |
2.160 |
3.150 |
4.150 |
5.070 |
|
3 |
Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg |
270 |
1.620 |
3.240 |
4.730 |
6.220 |
7.600 |
|
4 |
Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg |
390 |
2.340 |
4.680 |
6.830 |
8.990 |
10.970 |
|
5 |
Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg |
590 |
3.540 |
7.080 |
10.340 |
13.590 |
16.600 |
|
6 |
Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg
|
720 |
4.320 |
8.640 |
12.610 |
16.590 |
20.260 |
|
7 |
Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg |
1.040 |
6.240 |
12.480 |
18.220 |
23.960 |
29.270 |
|
8 |
Xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên |
1.430 |
8.580 |
17.160 |
25.050 |
32.950 |
40.240 |
Nộp phí bảo trì đường bộ ở đâu ?
Theo Thông tư số 159/2013/TT-BTC, người trực tiếp điều khiển phương tiện thuộc đối tượng chịu phí quy định (các loại ô tô) phải trả phí đường bộ khi qua trạm thu phí theo quy định.
Các trạm thu phí thường nằm trên các đường quốc lộ hoặc trên các đường địa phương do UBND cấp tỉnh quy hoạch.
Vì vậy, ngoài việc nộp phí trên đường quốc lộ, các chủ xe ô tô có thể đóng thông qua UBND xã, phường, thị trấn.
Hoặc có thể Nộp phí tại các Trạm Đăng kiểm khắp cả nước.
Hy vọng rằng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về phí đường bộ xe ô tô, phí đường bộ xe tải cũng như phí đường bộ xe bán tải,… để chấp hành đúng theo quy định nhà nước.
Tin tức & Sự kiện khác
- 6 “bệnh” thường gặp trên xe tải và cách khắc phục
- "Dùng Lu chống ngập" tại Nhật Bản thực ra là gì?
- Giá xe ô tô Kia
- Kinh nghiệm lái xe đường dài ban đêm an toàn
- Phụ nữ và những chuyện hài hước khi lái xe
- Kinh nghiệm giúp bạn lái xe an toàn khi không có đèn đường
- Xe Tải Nhỏ Suzuki Thaco Kia Veam 500kg Giá Bao Nhiêu
Tin tức & Sự kiện
Hỗ trợ trực tuyến
-
TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/7
Thống kê truy cập
- Đang truy cập: 2
- Trong ngày: 149
- Hôm qua: 465
- Tổng truy cập: 909637
- Truy cập nhiều nhất: 2083
- Ngày nhiều nhất: 16.06.2018