Thông tin BOT Cai Lậy Hôm Nay

Ngày 14/4/2018

5 Phương án bộ GTVT đề xuất trong việc xử lý vấn đề tại trạm thu phí BOT Cai Lậy

Phương án 1 cho BOT Cai Lậy:  Bộ GTVT đề xuất sẽ giữ lại trạm thu phí hiện tại nhưng giảm phí cho các phương tiện lưu thông qua trạm. Các phương tiện nhóm 1 (xe 4 chỗ) được giảm từ 25.000 đồng/lượt xuống còn 15.000 đồng/lượt.

Ưu điểm của phương pháp này là không phải bố trí ngân sách nhà nước để hỗ trợ, người dân được giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, đi lại. Tuy nhiên, theo phương án này thời gian thu hồi vốn của dự BOT Cai Lay sẽ kéo dài hơn

Phương án 2 cho BOT Cai Lậy: Xây dựng thêm 1 trạm thu phí trên QL1 để người dân có sự lựa chọn. Thu phí trên tuyến QL1 là 15.000 đồng/lượt, trạm trên tuyến tránh thu phí 25.000 đồng/lượt đối với các phương tiện nhóm 1.

Theo như phương án này, người dân sẽ có sự lựa chọn cho việc chọn tuyến đường để đi, giảm được sự phản ứng của người dân. Tuy nhiên, khi người dân chọn tuyến QL1 vì phí rẻ hơn thì sẽ dẫn tới tình trạng ùn tắc, bên cạnh đó sẽ dẫn đến hệ lụy có thể lan rộng đối với các dự án BOT khác, chưa kể tới việc phải tăng chi phí cho việc xây trạm thu phí tại QL1.

Phương án 3 cho BOT Cai Lậy: Giữ nguyên vị trí trạm và giá thu phí tại trạm BOT Cai Lậy 25.000 đồng/lượt phương tiện nhóm 1.

Với phương án này, ưu điểm là không cần bố trí ngân sách nhà nước hỗ trợ, thời gian thu phí hoàn vốn được rút ngắn hơn so với phương án 1. Tuy nhiên, tâm lý người dân vẫn cho rằng trạm thu phí BOT Cai Lậy đặt sai chỗ nên cần sự tuyên truyền cũng như đảm bảo giao thông, phân luồng khi trạm thu phí trở lại để tránh từng trạng người dân phản ứng như trước kia.

Phương án 4 cho BOT Cai Lậy: Chỉ đặt trạm thu phí trên tuyến tránh.

Phương án này có ưu điểm như phương án 2 là người dân có sự lựa chọn, tuy nhiên khi người dân chọn tuyến QL1 để đi lại thì buộc phải bố trí ngân sách để hỗ trợ. Còn nếu phân luồng yêu cầu người dân đi vào tuyến tránh thì sẽ dẫn đến phản ứng của người dân với lý do ép các phương tiện đi vào tuyến tránh có mua vé với mức giá cao hơn.

Phương án 5 cho BOT Cai Lậy: đàm phán nhà đầu tư chuyển đổi hình thức hợp đồng từ BOT sang BLT, tức sẽ dùng vốn Nhà nước thanh toán hàng năm cho nhà đầu tư tương ứng với doanh thu hợp đồng BOT đã ký, khi đó sẽ xóa trạm BOT Cai Lậy hiện nay đồng nghĩa với việc không thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.

Tất cả 5 phương án trên đều có ưu và nhược điểm riêng, đây chỉ là đề xuất của bộ GTVT trình Thủ Tướng Chính phủ, nên chưa có một quyết định chính thức nào, các bạn hãy đón đọc nội dung tiếp theo sẽ được cập nhật tại bài viết này.

Bot cai lay

BOT Cai Lậy là gì

Trước tiên chúng ta cần hiểu BOT là gì

Thuật ngữ BOT là viết tắt của cụm từ (Build – Operate - Transfer) hay còn gọi là Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao trong kinh tế. Nói một cách dễ hiểu, đây là công trình được ký kết giữa cơ thẩm quyền của Nhà Nước Việt Nam với chủ đầu tư công trình, chủ đầu tư sẽ đầu tư để xây dựng công trình, sau khi hoàn tất, chủ đầu tư sẽ được kinh doanh trên công trình đó, tức là được đặt trạm thu phí để thu phí các phương tiện lưu thông sử dụng công trình đó theo 1 thời gian nhất định đã được ký kết trên hợp đồng BOT. Sau thời gian thu phí đó, công trình sẽ được bàn giao lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

BOT Cai Lậy được khởi công xây dựng vào năm 2014 và hoàn thành vào năm 2018, chính thức thú phí từ ngày 1/8/2017 với mức giá từ 35.000 - 180.000 đồng. Tuy nhiên đã vấp phải sự phản ứng từ người dân khi cho rằng trạm thu phí BOT Cai Lậy đã đặt không đúng chỗ khi người dân không sử dựng tuyến đường tránh vẫn phải trả tiền nên Ngày 13/8, trước sự phản ứng quyết liệt của các tài xế, Ban quản lý BOT Cai Lậy quyết định xả trạm. Ngày 14/8/2017, BOT Cai Lậy tiếp tục xả trạm. Ngay hôm sau, trạm thu phí này ngừng hoạt động. Ngày 16/8, Bộ GTVT đã quyết định giảm mức phí của các phương tiện qua trạm, thấp nhất là 25.000 đồng, cao nhất 160.000 đồng và miễn phí cho các xã ở gần trạm thu phí.

Vào 9h ngày 30/11, BOT Cai Lậy đã chính thức thu phí trở lại. Vào lúc 12h45 cùng ngày đã xảy ra tình trạng kẹt xe kéo dài hơn 2km tại đây. Ban quản lý BOT Cai Lậy buộc phải xả trạm lần đầu, đến 13h45 thu phí trở lại. Vào 17h, BOT Cai Lậy tiếp tục xả trạm lần thứ hai. Chỉ 30 phút sau đó, lần thứ ba trong ngày, BOT Cai Lậy thu phí trở lại.

Ngày 4/12, tại cuộc họp Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu dừng thu phí tại BOT Cai Lậy trong 1-2 tháng. Trong thời gian dừng thu phí, Bộ Giao thông kết hợp với tỉnh Tiền Giang đánh giá toàn diện và đề xuất phương án xử lý.

https://xetai-hyundai.com

Tham khảo:

zing.vn

vnexpress.net

nguoiduatin.vn

Tin tức & Sự kiện khác